Nhà hàng kiểu "Công nghiệp"

17/02/2017 01:03:24 PM

Ý tưởng tạo ra bầu không khí phía Bắc Châu Âu này đến từ những năm đầu thế kỷ 20. Trước khi cuộc cải cách công nghiệp lần hai kết thúc, xu hướng dịch chuyển theo hướng toàn cầu hóa. Các nhà máy tại Tây Âu đóng cửa và chuyển xưởng sản xuất tới những quốc gia có chi phí lao động thấp. Do đó, những tòa nhà này bị bỏ hoang. Và đó chính là ý tưởng cho sự ra đời của các thiết kế Industrial sau này.

Thông thường, tường được sơn và đường ống hoặc dây dẫn được che kín khi thiết kế nhà ở. Nhưng với Industrial Design, chúng thậm chí là một phần để trang trí và tạo nên sự phá cách trong tổng thể. Phong cách này mô phỏng lại sự “phô bày” thường thấy trong các nhà kho, nhà máy công nghiệp, chế biến sản xuất vì những nơi này có tần suất làm việc cao, việc hỏng hóc, thay thế là khó tránh khỏi nên những đường ống, dây dẫn thường được để lộ. Vì thế, những ngôi nhà có thiết kế Industrial thường có phần tường để nguyên lộ phần gạch, phần ống nước và dây điện được để lộ nhưng cũng đều được sắp xếp gọn gàng.

Kiểu dáng công nghiệp là một phong cách thiết kế tương đối rẻ vì trần nhà thường được để trần. Cột bê tông, dầm thép và dầm, cũng như các đường ống thông gió không những không được che đi mà còn được nhấn mạnh. Trần thường được sơn màu đen để tạo độ sâu hoặc hoặc bí ẩn. Và nhà thiết kế thường dùng những vật mang tính hầm hố, cứng cáp để trang trí, tạo sự mạnh mẽ cho không gian.


Về phần nội thất, thiết kế Industrial tôn vinh những chất liệu tự nhiên và thường thấy trong “công nghiệp” như gỗ và sắt. Chất liêụ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Không gian nội thất theo phong cách này thường thể hiện chân thật nhất các yếu tố vật liệu và cấu trúc tạo dựng nên nó. Các vật liệu như bê tông, kim loại, gỗ... thường được phô bày một cách mạnh mẽ với toàn bộ kết cấu bên trong, ít bao bọc và che đậy. Nguyên nhân là do phong cách Công nghiệp hay Industrial là phong cách mô phỏng lại những nhà máy, xí nghiệp, khu chế xuất có tần số làm việc cao. Việc hỏng hóc, thay thế là điều khó tránh khỏi nên chúng phải được thiết kế đơn giản và "phô bày".


Những bộ bàn ghế mặt gỗ chân sắt. Tông màu tối hoàn toàn hợp lý với màu của tường và sàn nhà.


Những bộ bàn ghế gỗ được nối dài với nhau (Chỉ dành cho những quán có diện tích mặt bằng rộng lớn). Băng bàn ghế này được đặt ở giữa nhằm khai thác tối đa ánh sáng tự nhiên từ trên cao xuống.


Bàn băng được sử dụng khá nhiều và được sắp xếp khéo léo giúp nội thất quán vô cùng hợp lý và đẹp mắt.


Bên ngoài quán, được đặt thêm những dãy bàn ghế băng gỗ chân sắt. Hai bên tường thì được phủ kín màu xanh của lá tạo cảm giác trong lành, nhẹ nhàng. Giúp cân bằng với nét mạnh mẽ của phong cách Industrial.

 


 

 

ĐỐI TÁC - KHÁCH HÀNG

Tocotoco Milk Tea - 181 Bầu Cát, Tân Bình, Hồ Chí Minh Pizza The Company ShareTea- Ngã Sáu Phù Đổng 4 Bis Cách Mạng Tháng 8, Quận 1 109 Thái Hà, Hà Nội. Trung Nguyên Legend - Khu Trung Sơn Langfarm Buffet-21 Lê Đại Hành, P. 3, TP. Đà Lạt (Chân dốc Nhà Thờ Con Gà) Pizza Hut - 93 Phan Xích Long, p2, quận Phú Nhuận, HCM. Trường ĐH Kinh Tế Tp Hồ Chí Minh Effoc cafe Sườn Cây Milano Coffee GM Bistro Nhà hàng MỘC The Gangs

0888577577 Chat Facebook Z Chat Zalo